Lấy sáng cho nhà ống: 5 vật liệu lấy sáng mặt tiền được các KTS Việt ưa dùng cho công trình nhà ở

Lưu bản nháp tự động

Thiếu sáng trong nhà ống không phải là vấn đề mới và đã được các KTS đưa ra rất nhiều giải pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên điều gia chủ cần không chỉ dừng lại ở một không gian sống sáng thoáng hơn mà bên cạnh đó yếu tố thẩm mỹ cũng rất được quan tâm. 5 vật liệu lấy sáng mặt tiền được các KTS Việt ưa dùng cho công trình nhà ở sau đây sẽ giúp các gia chủ có sự lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu và không gian nhà mình.

Gạch thông gió

Gạch thông gió là một trong những vật liệu vô cùng quen thuộc với người Việt. Vài năm trở lại đây, vật liệu này được ứng dụng nhiều cho trang trí mặt tiền, cổng nhà, tường bao hay vách ngăn trong nhà ống bởi thiết kế gạch lỗ giúp lấy sáng, lấy gió dễ dàng. Bên cạnh đó họa tiết, mẫu mã đa dạng cũng là lý do giúp loại vật liệu này được yêu thích trở lại.

Với nguyên liệu chính là từ gốm đất nung, màu sắc vốn có của loại gạch này là mang nét thô mộc, gợi lên hơi thở truyền thống của kiến trúc Việt trong từng không gian sống.

Lưu bản nháp tự động

Mặt tiền L1 House với lớp bên ngoài là gạch thông gió giúp lấy sáng hiệu quả, lớp bên trong là cửa kính kéo mở để cản bụi, cản tiếng ồn từ đường xá bên ngoài vào trong nhà.

Lưu bản nháp tự động

Các không gian sinh hoạt chung đều được bố trí ở vị trí này và được tất cả thành viên trong nhà yêu thích.

Lưu bản nháp tự động

Mặt tiền Anh’s House được tạo nên từ gạch thông gió và bê tông.

Lưu bản nháp tự động

Vừa cung cấp ánh sáng cho không gian bên trong, mặt tiền từ gạch thông gió vừa mang lại điều kiện sinh trưởng tốt cho khu vườn nhỏ.

Lưu bản nháp tự động

Phòng ngủ của Nhà hoa gió ở Sài Gòn thu được lượng sáng phù hợp với nhu cầu nhờ cách áp dụng sáng tạo gạch thông gió cho mặt tiền.

Lưu bản nháp tự động

Thay vì mẫu gạch truyền thống, mặt tiền HD1 House với thiết kế độc đáo từ gạch thông gió lỗ tròn giúp ngôi nhà lấy sáng, lấy gió tối đa. Sắc sơn trắng giúp ngôi nhà bừng sáng.

Gạch nung

Khác với gạch thông gió, gạch nung không có sẵn lỗ thông gió mà tùy vào ý đồ thiết kế của kiến trúc sư sẽ sắp xếp các viên gạch so le để tạo những khoảng trống lấy gió, lấy sáng. Ưu điểm của việc ứng dụng gạch nung là sự tùy biến, linh hoạt khi ứng dụng, kích thước lỗ thông gió cũng được điều chỉnh chủ động hơn.

Lưu bản nháp tự động

Ngôi nhà gạch ở Trà Vinh là một ví dụ về việc ứng dụng linh hoạt gạch nung vào công trình nhà ở.

Lưu bản nháp tự động

Vừa là vật liệu chính để kiến tạo ngôi nhà, gạch nung được bố trí đan xen nhau tạo nên những khoảng thông gió, lấy sáng xung quanh nhà. Kiến trúc sư còn thiết kế gạch xen lẫn kim loại để tạo nên vách tường thoáng ở hông nhà.

Lưu bản nháp tự động

Không gian trong nhà ngập tràn ánh sáng.

Lưu bản nháp tự động

Brick Cave ở Đông Anh lấy sáng 3 mặt hoàn hảo nhờ những vách gạch nung được thi công đan xen.

Lưu bản nháp tự động

Không gian bên trong như một hệ sinh thái thu nhỏ, đủ nắng gió, cây xanh và không khí trong lành.

Lưu bản nháp tự động

Không chỉ ứng dụng gạch nông tạo khoảng thông gió, lấy sáng cho mặt tiền, PTH còn áp dụng vật liệu này để tạo các vách ngăn không gian trong nhà.

Lưu bản nháp tự động

Không gian nhờ thế luôn thoáng và có tính liên kết chặt chẽ với nhau.

Lưu bản nháp tự động

Nhà khuyến nông lại  ứng dụng bức tường lấy sáng bằng gạch nông cho mặt tiền để tạo điểm nhấn cho diện mạo bên ngoài của ngôi nhà.

Lam chắn

Lam chắn là một phụ kiện xây dựng đa chức năng, vừa có thể thông gió, lấy sáng vừa điều chỉnh được lượng sáng phù hợp hay giúp cản tiếng ồn, khói bụi nhờ cơ chế đóng mở linh hoạt. Lam chắn thường được thiết kế từ chất liệu nhôm, gỗ hay thậm chí là bê tông, có cơ chế đóng mở hoặc bố trí cố định, rất đa dạng để người dùng lựa chọn.

Lưu bản nháp tự động

Ngôi nhà 3 tầng ở quận 2, Sài Gòn sở hữu hệ lam chắn gỗ với thiết kế hoài cổ, đem lại vẻ đẹp tinh tế, nhã nhặn cho không gian.

Lưu bản nháp tự động

Lam chắn bằng bê tông không hề nặng nề mà còn trở nên thanh thoát, mềm mại khi được các kiến trúc sư khéo áp dụng.

Lưu bản nháp tự động

Lam chắn với khung kim loại gắn cố định còn có khả năng bảo vệ an ninh, chống trộm hiệu quả. Ngôi nhà 84m2 ở Hà Nội đã ứng dụng lam chắn cho mặt tiền vị trí phòng ngủ để có không gian nghỉ ngơi thoải mái, an toàn.

Lưu bản nháp tự động

Child House gây ấn tượng với hệ lam chắn xoay bản to. Khi cần lấy sáng, hệ lam được mở rộng tối đa, và khi muốn có sự riêng tư, chủ nhà chỉ việc đóng lam chắn lại.

Lưu bản nháp tự động

Được thiết kế uốn cong theo mặt tiền nhà, ngoài vai trò lấy sáng, hệ lam của HC House còn “gánh vác” vai trò bao bọc, bảo đảm an ninh cho không gian bên trong.

Lưới thép đục lỗ

Có tính thẩm mỹ cao, đa năng khi ứng dụng nên lưới thép đục lỗ đang là một trong những vật liệu mặt tiền được quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Đặc trưng của loại vật liệu này là những tấm thép, tấm kim loại bản lớn được đục lỗ trên bề mặt để ứng dụng cho mặt tiền. Ánh sáng, không khí và gió sẽ luân chuyển vào trong không gian qua các lỗ nhỏ này. Lượng sáng thu về nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào thiết kế, kích thước phần lỗ được đục.

Lưu bản nháp tự động

Thiết kế ấn tượng của mặt tiền công trình 3×10 House. Lưới thép đục lỗ mang màu sắc hiện đại, có phần trẻ trung hơn gạch nung, gạch thông gió.

Lưu bản nháp tự động

Hệ lưới thép mặt tiền của Small House lại mềm mại bất ngờ, như một tấm màn mỏng bao phủ lấy ngôi nhà.

Lưu bản nháp tự động

Phải tiến sát lại mới nhìn rõ những lỗ nhỏ li ti giúp lấy sáng của “tấm màn” này.

Lưu bản nháp tự động

Còn lưới thép đục lỗ trong Lantern  House còn được tạo hình đầy nghệ thuật.

Lưu bản nháp tự động

Để cung cấp đủ lượng sáng cho không gian trong nhà và cây xanh bố trí sát mặt tiền, House 304 chọn thiết kế lưới thép có ô tròn kích thước lớn.

Lưu bản nháp tự động

Khi đêm xuống, hệ lưới thép lại giúp ngôi nhà tỏa sáng lung linh.

Gạch kính/Kính

Kính là vật liệu vô cùng quen thuộc giúp nhà ống lấy sáng hiệu quả. Thay vì sử dụng tường gạch cho mặt tiền, gia chủ chỉ cần sử dụng vách kính bản lớn cho khu vực này, không gian trong nhà chắc chắn sẽ sáng, thoáng đãng đáng kể. Chú ý bố trí thêm phụ kiện như rèm cửa để điều chỉnh lượng sáng phù hợp, tránh bị ánh nắng chiếu trực tiếp gây khó chịu cho sinh hoạt.

Lưu bản nháp tự động

LTTD House với không gian sáng thoáng sau cải tạo nhờ ứng dụng vách kính và tạo khoảng mở phù hợp.

Lưu bản nháp tự động

Không gian trong nhà lấy sáng dễ dàng hơn.

Lưu bản nháp tự động

Ngôi nhà ở Hồ Tây cũng là một trường hợp tương tự với màn “lột xác” hoàn toàn sau cải tạo nhờ áp dụng vách kính cho mặt tiền.

Lưu bản nháp tự động

Không gian bên trong được bố trí thêm rèm để tùy chỉnh lượng sáng vào nhà.

Lưu bản nháp tự động

Vừa sử dụng vách kính, vừa ứng dụng thông tầng nên Nhà V3 sở hữu không gian sống thoáng, trong lành và đầy thư giãn.

Ngoài vách kính, gạch kính cũng là một sự lựa chọn đơn giản mà hiệu quả để gia chủ lấy sáng tự nhiên vào nhà. Kết cấu mờ đục, độ dày lớn là nét đặc trưng của loại vật liệu này giúp cản nhiệt và điều chỉnh độ sáng vào nhà đáng kể, không quá chói chang khi sử dụng 100% kính trong suốt.

Lưu bản nháp tự động

Từ năm 2016, gạch kính đã dần được biết đến và ứng dụng cho công trình nhà ở. Ngôi nhà nhỏ rộng 35m2 ở Sài Gòn trở nên thoáng đãng, xinh xắn hơn khi chọn gạch kính để lấy sáng và tạo điểm nhấn cho không gian.

Lưu bản nháp tự động

TT House chọn ứng dụng gạch kính xen với khung cửa gỗ.

Lưu bản nháp tự động

Sự kết hợp này tạo nên nét nhã nhặn, tinh tế cho không gian.

Lưu bản nháp tự động

Nhà chồng máiở Thái Nguyên nổi bật trên con phố nhỏ với những ô gạch kính lấp lánh.

Lưu bản nháp tự động

Nhờ lớp gạch kính này, ánh sáng vào nhà trở nên dịu nhẹ hơn rất nhiều

Để giải quyết tình trạng thiếu sáng ở nhà ống, 5 loại vật liệu mặt tiền kể trên đều có khả năng lấy sáng hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Tuy nhiên, vì mặt tiền là khu vực tiếp xúc trực tiếp với khói bụi từ môi trường bên ngoài nên việc vệ sinh cần được lưu ý thường xuyên thực hiện để nhà luôn sạch đẹp, thoáng đãng.

Bài viết: Thu Thủy